Nhà xe du lịch
Quảng Đà Thành
Dịch vụ chuyên nghiệp - Đội xe mới, đẹp
14:58:01 01-09-2017
Được bố trí sắp xếp từ 2 hay nhiều tháp khác nhau. Kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp được xây dựng tại Mỹ Sơn đều là những công trình chính thống của quốc gia xây dựng. Do vậy mà những địa điểm này khá được chủ trọng và tỷ mỉ từ hình thức đến các hoạt đông. Đây là một trong những điểm du lịch vô cùng hấp dẫn cho du khách khi tới Đà Nẵng đến với tháp Chăm.
Mỗi một tháp đều có một chức năng riêng và được tập trung thành từng nhóm, trong đó đền thờ chính sẽ được sắp xếp ở giữa, mỗi nhóm được bao quanh bảo vệ bằng một lớp tường gạch vững chắc. Cửa chính phần lớn là được bố trí quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với với cấu trúc nhỏ có hai công thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, xung quanh các đền chính sẽ có các đền phụ nhỏ. Đây là hình thức bố trí tổng thể.
Nét văn hóa phong phú và quan trọng của Chăm Mỹ Sơn đó chính là những bức tượng thần, tu sĩ, hoa văn trang trí, cỏ cây, muôn thú. Thiên nhiên vũ trụ là sự giao hòa, đồng nhất. Tất cả được sáng tạo một cách tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không được hành lễ và ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sung kính thiêng liêng nhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặt trưng của tâm hồn champa
Rực rỡ và thành công với mảng vật liệu nề, với những kỹ thuật cao và hiện đại. Các đền thờ tại đây đứng vững theo thời gian tới hàng ngàn năm. Biểu tượng cho một giai đoạn phát triển về mảng kiến trúc trong lịch sử xây dựng. Việc xử lí chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung, tỉ lệ xây dựng, nền móng cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người xưa.
Designed by Phan Gia Huy